Việt Nam Chi_Nghệ

Ở Việt Nam hiện tại xác định có 21-31 loài nghệ, trong đó 21 loài là: C. aeruginosa, C. angustifolia, C. aromatica, C. cochinchinensis, C. elata, C. gracillima, C. longa (du nhập), C. singularis, C. thorelii, C. zanthorrhiza (du nhập). Các loài mới mô tả giai đoạn 2010-2017 bao gồm C. arida, C. cotuana, C. leonidii, C. newmanii, C. pambrosima, C. pygmaea, C. sahuynhensis, C. vitellina, C. xanthella và 2 loài chuyển từ chi Stahlianthus/Kaempferia sang là C. campanulata và C. candida.

Một số tài liệu còn liệt kê tới 10 loài khác, gồm: C. alismatifolia, C. harmandii, C. parviflora, C. petiolata, C. pierreanna, C. rubescens?, C. sparganifolia,[17] C. stenochila, C. trichosantha, C. zedoaria; nhưng POWO cho rằng chúng không có ở Việt Nam.[3]

Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ còn liệt kê một loài nghệ được gọi là ngải tía với danh pháp C. rubens và mô tả như sau: "Địa thực vật cao 1,5 m; củ to đến 8 cm, thơm, đắng, nạc ngà giữa hơi sậm; rễ to 3-4 mm. Lá tía; phiến thon, to đến 60 × 17 cm; cuống dài. Phát hoa ở đất cao 15 cm, lá hoa tía, mang 3-4 hoa; đài hường, cánh hoa đỏ hay tía; môi vàng. Ở trũng ẩm: Thất Sơn (Châu Đốc)".[18] Tuy nhiên, không có nguồn nào liệt kê danh pháp C. rubens mà danh pháp gần tương tự nhất là C. rubescens Roxb., 1810,[19] nhưng loài này chỉ có trong khu vực đông bắc Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar.[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi_Nghệ http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://biosciencediscovery.com/Vol%2010%20No%201/T... http://botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Curcuma&l... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22593922 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92752/ http://www.nzor.org.nz/names/06b74d9b-f0a7-45cd-b6... http://www.catalogueoflife.org/annual-checklist/20... //dx.doi.org/10.1007%2Fs12228-020-09619-8 //dx.doi.org/10.1017%2FS0960428620000049 //dx.doi.org/10.11646%2Fphytotaxa.432.1.2